Nguyên nhân cuộc chiến Chiến_tranh_Balkan_lần_thứ_nhất

Theo cuộc khảo sát Carnegie, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bùng nổ cuộc chiến tranh Balkan lần thứ nhất là:

  • Sự suy sụp cả về chính trị lẫn quân sự của Đế quốc Ottoman.
  • Việc người Cơ Đốc Giáo bị đàn áp ở các lãnh thổ châu Âu của Đế quốc Ottoman.
  • Sự thất bại trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Macedonia và Adrianople.
  • Mâu thuẫn giữa các cường quốc châu Âu đã không cho phép tiến hành cải cách thể chế ở cả hai khu vực.
  • Liên minh giữa các nước Cơ Đốc Giáo vùng Balkan nhằm tiến tới một quốc gia thống nhất và mở rộng lãnh thổ sang các khu vực mà Đế quốc Ottoman đang chiếm đóng.

Hiệp ước Berlin ký kết ngày 1 tháng 7 năm 1878, đã khôi phục lại nhà nước Bulgaria và nền độc lập cho Serbia và Montenegro, hai vùng rộng lớn thuộc Đế quốc Ottoman. Những vùng đất này nhanh chóng trở thành mục tiêu tranh giành giữa các quốc gia vùng Balkan với nhau. Điều 23 và 62 của Hiệp ước quy định Đế quốc Ottoman phải đối xử bình đẳng với các công dân của mình ở châu Âu, cho dù họ là người thuộc kỳ một tôn giáo nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, những yêu cầu này đã không được Đế quốc Ottoman thực hiện. Dưới chế độ độc tài của Sultan Abdul Hamid II, hiến pháp năm 1878 bị bãi bỏ và chỉ chịu nhượng bộ cho những dân tộc không phải người Thổ một số quyền lợi về giáo dục và tôn giáo.